Luật viên chức số 58/2010/QH12 bao gồm một số sửa đổi
của Luật viên chức mới nhất quy định rõ về quyền hạn, nghĩa vụ của viên
chức, tuyển dụng và quản lý viên chức trong đơn vị nhà nước. Luật viên chức 2010 được Quốc hội ban hành ngày 15 tháng 11
năm 2010 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Mời bạn đọc tải Luật viên chức mới nhất để ôn thi công chức viên chức năm
2017 - 2018 tốt hơn.
Luật cán bộ công chức số 22/2008/QH12
Đề thi tuyển dụng công chức môn Tiếng Anh năm 2015 tỉnh Thừa Thiên
Huế
Đề thi công chức thuế môn Tiếng Anh năm 2010
Tuyển tập bộ câu hỏi thi công chức môn Kiến thức chung 2014
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Công chức thành phố Hà Nội
năm 2015
Điều kiện chuyển từ viên chức
sang công chức
QUỐC HỘI
_________
Luật số: 58/2010/QH12
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010
|
LUẬT VIÊN CHỨC
Căn
cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10,Quốc hội ban hành
Luật viên chức.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật
này quy định về viên chức; quyền nghĩa vụ của viên chức; tuyển dụng, sử dụng và
quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 2. Viên chức
Viên
chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại
đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hoạt động nghề nghiệp của viên chức
Hoạt
động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu
cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
Điều 5. Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức
1.
Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện
hoạt động nghề nghiệp.
2.
Tận tụy phục vụ nhân dân.
3.
Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy
tắc ứng xử.
4.
Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của
nhân dân.
Điều 6. Các nguyên tắc quản lý viên chức
1.
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà
nước.
2.
Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập.
3.
Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm
việc.
4.
Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức
là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên
chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính
sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA VIÊN CHỨC
Điều 11. Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
1.
Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2.
Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3.
Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
4.
Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
5.
Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ
được giao.
6.
Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp
luật.
7.
Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Nghĩa vụ chung của viên chức
1.
Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp
luật của Nhà nước.
2. Có
nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
3. Có
ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện
đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
4.
Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm
tài sản được giao.
5. Tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
Điều 17. Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
1.
Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và
chất lượng.
2.
Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
3.
Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
4.
Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
5.
Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
a) Có
thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
b) Có
tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
c)
Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
d)
Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
6.
Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
7.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thuộc tính văn bản: Luật viên chức 2010
Số,
ký hiệu
|
58/2010/QH12
|
Ngày
ban hành
|
15/11/2010
|
Loại
văn bản
|
Luật
|
Nguồn
trích
|
Công báo số 165+166
|
Phạm
vi
|
Toàn quốc
|
Ngày
đăng công báo
|
01/04/2011
|
Cơ
quan ban hành/ Người ký/ Chức danh
|
Quốc hội
|
Nguyễn
Phú Trọng
|
Chủ tịch Quốc hội
|
Hiệu
lực văn bản
Tình
trạng hiệu lực
|
Còn hiệu lực
|
Ngày
có hiệu lực
|
01/01/2012
|
Lí
do hết hiệu lực
|
|
Ngày
hết hiệu lực
|
|
Phần
hết hiệu lực
|
|
Ngày
áp dụng
|
|
Tham khảo
thêm