TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN BÌNH XUYÊN 57 NĂM
XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
I. Thời kỳ đầu
thành lập Bệnh viên (1960 - 1990):
Năm 1960, Bệnh
viện đa khoa Bình Xuyên được thành lập, ngay từ những ngày đầu thành lập, bệnh
viện thực hiện 2 chức năng là “Phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân”, với
phương
châm chỉ đạo là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh,
“Phòng bệnh là chính, lấy chữa
bệnh đẩy mạnh phòng bệnh” Bệnh viện đa khoa Bình Xuyên đã từng bước xây dựng,
phát triển tổ chức ở cả 2 tuyến.
Năm 1960, Bệnh viện đóng ở khu bãi bóng xã Hương Canh. Cớ
sở vật chất khám chữa bệnh còn rất thiếu thốn, bệnh viện có một số khoa, phòng
cần thiết như: Phòng phát thuốc, Nội khoa, Ngoại khoa, cấp cứu, Hộ sinh.....đều
được dựng bằng lán, cán bộ Y Bác sỹ đều phải ở nhờ nhân dân. Trang thiết bị kỹ
thuật và thuốc chữa bệnh được lĩnh từ Ty Y tế về như (bông, băng, thuốc đỏ,
thuốc cảm, ký ninh, Penixenin, Tetraxilin, Steptromixin.....) chủ yếu là thuốc
sốt rét, thuốc ỉa chảy, thuốc hạ sốt. Kim tiêm dùng cùn thì mài đi dùng lại,
băng thiếu lấy xô màn cắt ra, dùng xong giặt phơi khô dùng lại.
Cơ cấu của Bệnh viện bước đầu toàn Bệnh viện có 20 giường
bệnh, tổng số cán bộ có 15 người trong đó: 5 Y sỹ, 6 Y tá sơ cấp , 1 Hộ lý, 1 Dược
tá, Hộ sinh 2, không có Bác sỹ.
II. Thời kỳ thành lập Trung tâm Y tế (1990 - 2005):
Sau ngày thành lập, hệ thống y tế Nhà nước của huyện có
120 cán bộ, nhân viên, trong đó có 15 Bác sỹ, Dược sỹ đại học 2; Cơ cấu giường
bệnh 125 giường, trong đó Bệnh viện trung tâm có 50 gường, Phòng khám đa khoa
khu vực Quang Hà 5 giường, Y tế tuyến xã 70 giường.
Về khám chữa bệnh, Ngành Y tế đề ra mục tiêu: “Người ốm
phải được chữa bệnh kịp thời, đỡ đẻ phải an toan, cấp cứu phải được giải quyết
tốt, nâng cao chất lượng chữa bệnh toàn diện”
Để đạt được mục tiêu trên, 125 giường ở Bệnh viện trung
tâm, Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm y tế xã đã được triển khai hoạt động đáp
ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 1990 đạt được kết quả chính
như sau:
- Số người được khám bệnh:
125.000 lượt người;
- Số Người điều trị nội trú: 5.000 người;
- Số người ngoại trú: 2.000 người;
- Số ngày điều trị trung bình: 6,81 ngày/1 người.
Đi đôi với việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, các
cơ sở y tế mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng đã triển khai các chương
trình Quốc gia về y tế: Tiêm chủng mở rộng, phòng chống bại liệt, phòng chống
suy dinh dưỡng - khô mắt trẻ em, chống ỉa chảy, viêm phổi trẻ em, phòng chống
lao, sốt rét cơn, biếu cổ, phòng chống HIV/AIDS, thanh toán bệnh phong.
III. Thời kỳ chia tách Trung tâm Y tế (1991 - 2005)
Ngày 26
tháng 7 năm 2005 Bệnh viên đa khoa Bình Xuyªn ®îc thµnh lËp theo QuyÕt ®Þnh sè
17/2005/Q§-UBND cña ñy ban nh©n d©n tØnh VÜnh Phóc. Quyết
định chia tách Trung tâm Y tế huyện thành hai đơn vị: Bệnh viện đa khoa và
Trung tâm Y tế dự phong huỵện Binh Xuyên:
Bệnh viện đa khoa Bình Xuyên được tách ra từ Trung tâm Y
tế Bình Xuyên. Sau khi được tách ra Bệnh viện đã khẩn trương khắc phục mọi khó
khăn thiếu thốn thủa ban đầu.
Từ đó đến nay, sau 3 năm chia tách (2006-2009) được sự
quan tâm của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ,
viên chức trong Bệnh viện đã từng bước phát triển tổ chức; tăng thêm số lượng
cán bộ; củng cố, mở rộng và xây mới cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị kỹ
thuật, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch hàng năm, các
mục tiêu chiến lược trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
IV. Thời kỳ sát nhập Trung tâm Y tế
Sau 9 năm mô hình Bệnh viện đi vào hoạt động lại sáp nhập
3 đơn vị Bệnh viện đa khoa huyện Bình Xuyên, Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên,
Trung tâm vệ sinh an toàn thực phẩm thành một Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên tại Quyết định số
2671/QĐ-UBND ngày 01/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc “Về việc tổ
chức lại các đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện Bình Xuyên thành Trung
tâm Y tế huyện Bình Xuyên”.
I. Tổ chức bộ máy cán bộ 2016.
1. Ban giám đốc:
+ 01 giám đốc;
+ 02 phó giám
đốc.
2.
Các khoa, phòng chức năng:
* Gồm: 03 phòng chức năng:
+ Phòng Tổ chức
hành chính;
+ Phòng kế
hoạch–Điều dưỡng;
+ Phòng Tài chính
kế toán.
* 10 khoa lâm sàng:
+ Khoa khám
bệnh;
+ Khoa CĐHA- Xét
nghiệm- Giải phẫu bệnh;
+ Khoa TMH-
RHM-Mắt;
+ Khoa Cấp
cứu-Hồi sức tích cực-Chống độc;
+ Khoa Nhi;
+ Khoa Ngoại
tổng hợp-Gây mê hồi sức;
+ Khoa Phụ
sản-CSSKSS;
+ Khoa Nội tổng
hợp-Truyền nhiễm;
+ Khoa
YHCT-PHCN;
+ Khoa Dược-Vật
tư, thiết bị y tế-Kiểm soát nhiễm khuẩn.
* 03 Khoa y tế dự phòng:
+ Khoa kiểm soát dịch bệnh-HIV/AIDS;
+ Khoa YTCC-Truyền thông giáo dục sức khỏe-Dinh
dưỡng;
+ Khoa ATVSTP.
* 01 Cơ sở điều trị Methadol
* 01 phòng khám đa khoa khu vực Quang hà.
* 13 Trạm y tế xã, thị trấn.
Nguồn lực:
- Trung tâm Y tế: Tổng số biên chế có mặt: 136
biên chế (119 biên chế và 17 hợp đồng theo Nghị định 68).
Trong đó:
Bác sỹ
chuyên khoa II: 2;
Bác sỹ
CKI: 10;
CKI TYCC:
1;
Bác sỹ:
29;
Dược sỹ đại học: 3;
Dược sỹ TC: 5;
Cử nhân điều dưỡng: 10;
Cao đẳng điều dưỡng: 4;
Điều dưỡng trung cấp: 15;
Điều dưỡng sơ cấp: 2;
Y sỹ răng trẻ em:
1;
Y sỹ sản nhi: 2;
Y sỹ đa khoa: 17;
Cử nhân hộ sinh: 2;
Hộ sinh trung cấp: 2;
Cử nhân YTCC: 3;
|
Cử nhân XNYH: 2;
Kỹ thuật viên chính y
(XN): 3;
Kỹ sư điện tử - Viễn thông: 1;
Kỹ sư công nghệ thực phẩm: 1;
Cao đẳng quản trị Văn
phòng: 1;
Kế toán viên đại học: 1;
Kế toán viên (Cao
đẳng): 1;
Kế toán viên trung cấp: 4;
Thủ quỹ cơ quan: 2;
Nhân viên đánh máy: 2
Y công: 4;
Hộ lý: 6;
Nhân viên kỹ thuật:
2;
Lái xe cơ quan: 3;
Nhân viên bảo vệ: 2;
Nhân viên nấu ăn: 01.
|
Tỷ lệ bác sĩ/ĐD,HS,KTV: 1/2
Tỷ lệ Dược sĩ/Bác sĩ : 0.09/11
-
13 Trạm y tế xã, thị trấn: 82 biên chế
Bác sỹ CKI: 01;
Bác sỹ đa khoa: 14;
Bác sỹ YHCT: 05
Dược sỹ TC: 04;
Điều dưỡng trung cấp: 11;
Điều dưỡng sơ cấp: 06.
|
Y sỹ sản nhi: 02;
Y sỹ đa khoa: 25;
Y sỹ YHCT: 04;
Hộ sinh trung cấp:
08;
Hộ sinh trung cấp:
01;
Dược tá: 01.
|
3. Các nguồn nhân lực khác.
* Đầu tư cơ sở vật chất.
Cơ sở hạ tầng được xây mới
từ năm 2006-2009 nhà Dược- VT,TBYT-Kiểm soát nhiễm khuẩn, khoa CC-HSTC-CĐ, khoa
Nhi, Truyền nhiễm, dinh dưỡng, Lò đốt chất thải rắn y tế, Trạm xử lý nước thải
y tế nguy hại, sửa chữa nâng cấp nhà điều trị khoa Ngoại tổng hợp-GMHS, Khoa
Phụ sản-CSSKSS, Khoa khám bệnh, khoa CĐHA- TDCN-XN-GPB, khoa RHM-TMH-Mắt;
Năm 2010 xây mới nhà điều
trị Nội tổng hợp-TN, Khoa YHCT-PHCN, nhà tang lễ, và sân vườn, tường rào; Trạm
xử lý nước thải, sửa chưa nâng cấp nhà điều trị bệnh nhân Phòng khám đa khoa
khu vực Quang Hà.
* Trang thiết bị.
Hàng năm được bổ sung đáp ứng được
công tác khám chữa bệnh. Năm 2016 được trang cấp máy siêu âm màu 4D, máy Xquang
KTS, máy xét nghiệm sinh hóa tự động 400 tet/giờ, máy nội soi Tai-Mũi-Họng, Monitoring
theo dõi bệnh nhân.
* Công tác dược vật tư y tế.
Dược và vật tư y tế được đấu
thầu cung cấp từ Công ty Dược vật tư y tế tỉnh, đảm bảo số lượng, chất lượng
cung ứng kịp thời phục vụ tốt cho công tác khám và điều trị người bệnh.
* Hội đồng thuốc điều trị.
Hội đồng thuốc điều trị tại
Trung tâm sinh hoạt đều đặn theo quy định hai tháng/1 lần và đột xuất khi cần
thiết. Xây dựng danh mục thuốc và hướng dẫn điều trị, bình bệnh án phù hợp với
mô hình bệnh tật tại Trung tâm Y tế và y tế xã.
II.
Hoạt động chuyên môn.
Các
khoa, phòng và phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà đáp ứng được 44.61% các kỹ
thuật theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.
1. Khoa CC-HSTC-CĐ
- Cấp cứu các trường hợp ngộ độc, tai biến mạch
máu não, xuất huyết dạ dày, các bệnh cấp cứu thông thường khác;
- Sử dụng máy theo dõi người
bệnh các chỉ số phân áp ô xy, mạch, huyết áp;
- Máy thở, truyền dịch, bơm
tiêm điện.
2. Khoa Nhi
Điều trị các bệnh thông thường trong lĩnh vực nhi
khoa.
3. Khoa Ngoại tổng hợp-GMHS
Cấp cứu các trường hợp chấn
thương trong, gãy xuơng chi trên, chi dưới;
Các tiểu thủ thuật khâu vết
thương phần mềm, trích mụn, nhọt, kéo nắn bó bột gãy xương chi trên, chi dưới;
4. Khoa Phụ Sản-CSSKSS
Cấp cứu 5 tai biến sản khoa;
Đỡ đẻ thường;
Điều trị các bệnh phụ khoa;
Chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ.
5. Khoa YHCT-PHCN
Điều trị các bệnh di chứng,
tai biến mạch máu não, viêm đa khớp, đau dây thần kinh, châm cứu, chiếu tia,
xoa bóp bấm huyệt, siêu âm điều trị.
6. Khoa Nội tổng hợp-Truyền nhiễm
Về Nội khoa. Điều trị các bệnh về hô hấp, tim
mạch, Huyết áp, tiêu hóa, tiết niệu;
Truyền nhiễm: Điều trị các
bệnh về gan, mật như viêm gan vi rút, mãn tính, cấp tính. Các bệnh liên qua vi
rút khác.
7. Khoa Khám bệnh
Tổ chức tốt công tác khám bệnh kê đơn ngoại trú;
Khám, chẩn đoán, phân loại
bệnh đưa vào các khoa lâm sàng điều trị;
8. Khoa CĐHA- TDCN-XN-GPB
Làm các cận lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp
Xquang, nội soi tiêu hóa, xét nghiệm sinh hoá, huyết học, nước tiều toàn phần,
HIV, Mocphin, HbsAg…;
9. Khoa RHM-TMH-Mắt
Khám điều trị các bệnh
chuyên khoa RHM-TMH-Mắt-Da liễu;
10. Khoa Dược-Vật tư,TBYT-KSNK
Cung cấp đầy đủ, kịp thời
thuốc, hóa chất, phim, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ tốt cho công tác
khám và điều trị người bệnh.
11. Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà
Khám chữa bệnh phục vụ cho
01 thị trấn và 02 xã khu vực phía bắc của huyện và các cơ quan, trường học, các
Công ty đóng trên địa bàn khu vực đó. Đã làm tốt công tác khám kê đơn và điều
trị bệnh nhân nội trú các bệnh thông thường.
Kết quả khám chữa bệnh 2016
TT
|
Chỉ tiêu
|
Kết quả thực hiện 2016
|
1
|
Số lượt khám
|
80971
|
2
|
Số lượt điều trị
nôi trú:
|
9967
|
3
|
Số lượt điều trị
ngoại trú:
|
136
|
4
|
Công suất sử dụng
giường bệnh:
|
144% (Gường TK:87%)
|
5
|
Ngày điều điều trị
trung bình:
|
6.3
|
6
|
Tổng số điều trị
nội trú chuyển viện:
|
405
|
7
|
Tổng số ca tử vong:
|
5
|
8
|
Tỏng số ca phẫu
thuật
|
48
|
9
|
Tỏng số ca thủ thuật
|
1318
|
10
|
Tổng số lượt chụp
Xquang
|
10661
|
11
|
Tổng số lượt siêu
âm
|
15989
|
12
|
TS xét nghiệm huyết
học
|
24428
|
13
|
TS xét nghiệm sinh
hóa
|
214808
|
III. Công tác đào tạo cán bộ, chỉ đạo
tuyến
1.
Công tác đào tạo cán bộ trong 3 năm
2014-2016.
1.1. Đào tạo dài hạn.
- 01 Bác sĩ CKI Nhãn khoa
tại trường đại học y dược Thái Nguyên.
- 01 Bác sĩ CKI Sản phụ
khoa tại trường đại học y dược Thái
Nguyên.
- 01 Bác sĩ CKI Nhi khoa
tại trường đại học y dược Thái Nguyên.
- 10 y sỹ đi học bác sỹ hệ 4 năm tại trường
đại học y dược Thái Nguyên.
- 04 Bác sỹ học chuyên khoa
cấp I các chuyên ngành: HSCC, Mắt, Phụ sản, Chẩn đoán hình ảnh.
- 11 điều dưỡng trung cấp
đi học cử nhân điều dưỡng tại trường đại học y dược Thái Nguyên.
- 02 KTV trung cấp đi học
CN Xét nghiệm y học tại Trường ĐH Y dược Hải Dương.
1.2. Đào tạo ngắn hạn.
- 04 bác sỹ đi học
chuyên ngành; siêu âm, nhi khoa tại
trường đại học y Hà Nội.
- 1 kíp y bác sỹ học chuyên
nghành phục hồi chức năng tại Bệnh viện phục hồi chức năng Tỉnh Vĩnh Phúc.
- 07 bác sỹ đi học siêu âm
chẩn đoán tại Bệnh viện E Hà Nội, Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên.
- 03 bác sỹ đi học điều trị
đọc điện tâm đồ tại Bệnh viện Bạch Mai, BVĐK KV Phúc Yên.
- 03 bác sỹ đi học khám
chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng tại BVĐD-PHCN tỉnh Vĩnh Phúc.
- 01 bác sỹ đi đọc phim
Xquang, nội soi dạ dày tại BVĐK KV Phúc Yên.
- 01 bác si đi học chẩn
đoán và điều trị bệnh lý xương khớp tại BV E Hà Nội.
- 01 bác sỹ đi học nâng cao
Tai mũi họng tại BVĐK KV Phúc Yên.
- 02 bác sỹ đi học về siêu
âm Sản phụ khoa tại BVĐK KV Phúc Yên.
- 02 điều dưỡng đi học trợ
thủ phụ giúp bác sỹ nội soi tiêu hóa tại tại BVĐK KV Phúc Yên.
- 03 Y sỹ, điều dưỡng đi
học khám chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng tại BVĐD-PHCN tỉnh Vĩnh Phúc.
- 02 viên chức đi học Trung
cấp chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Công tác chỉ đạo tuyến
-
Hàng năm Trung tâm xây dựng kế hoạch phân công các khoa, phòng phụ trách 13 xã,
thị trấn hàng tháng xuống Trạm y tế hướng dẫn theo hướng cầm tay chỉ việc trong
các lĩnh vự khám, kê đơn và điều trị bệnh nhân.
IV. Công tác tài chính kế toán.
-
Thu chi đúng, đủ theo qui định về viện phí, chi trả lương, phụ cấp tiền trực,
tiền làm ngoài giờ cho cán bộ đúng đủ kịp thời.
-
Thực hiện theo Nghị định 43
1. Ưu điểm:
-
Kinh phí đã được cấp cho đơn vị chủ động theo định mức từ năm đầu thực hiện kế
hoạch;
-
Kinh phí chi trả tiền lương cũng được cấp bổ sung theo lộ trình cải cách mức
lương tối thiểu qua các năm.
2. Khó khăn.
-
Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên trong những năm cuối kế hoạch năm 2014 gặp nhiều khó khăn chỉ đáp ứng nhu
cầu chi tiêu ở mức tối thiểu. Do định mức được xây dựng từ năm 2010 đơn vị
không được cấp bù trượt giá qua các năm.
V. Thông tin báo cáo.
Phòng TCHC cài
đặt phần mềm tổ chức cán bộ, phần mềm BHXH, phần mềm quản lý văn bản, Phòng
TCKT nối mạng và cài đặt phần mềm phục vụ thanh toán, quyết toán thu, chi viện
phí kịp thời tiết kiệm thời gian.
VI. Những khó khăn, tồn
tại.
-
Cơ sở vật chất được đầu tư, xây dựng nhưng chưa đồng bộ;
-
Nhân lực còn thiếu và yếu đặc biệt đội ngũ bác sỹ có chuyên khoa sâu;
-
Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân đòi hỏi ngày càng cao Trung tâm chưa đáp
ứng được đầy đủ.
-
Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, nguy cơ phát sinh bệnh dịch mới ngày
càng nguy hiểm hơn. Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng do sự công nghiệp hóa
trên địa bàn huyện là một trong những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của
các loại bệnh tật.
VII. Những vấn đề cần ưu
tiên giải quyết.
-
Tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo nhất là bác sỹ và các chuyên khoa như
Hồi sức cấp cứu, Nội,Tai mũi họng, sản phụ khoa, nhi khoa, y học cổ truyền,
phục hồi chức năng để đáp ứng nhu cầu trong công tác khám chữa bệnh ngày càng
cao của nhân dân trong huyện;
-
Trang bị thêm máy siêu âm màu 4D, máy chụp cắt lớp, máy chạy thận nhân tạo, máy
điện não đồ, máy đo lưu huyết não, ghế máy nha khoa, để phục vụ cho công tác
chẩn đoán và điều trị.
Bình
Xuyên, ngày 25 tháng 05 năm 2017
CN,
CKI YTCC; Phạm Huy Xuân – Trưởng
phòng TCHC